Bitcoin

Theo dự thảo đề án Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) sau kh kèo ca cuoc

【kèo ca cuoc】Khoản nợ gần 3 triệu USD của A0 được xử lý thế nào khi rời EVN

TheảnnợgầntriệuUSDcủaAđượcxửlýthếnàokhirờkèo ca cuoco dự thảo đề án Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) sau khi tách khỏi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ thành Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia (NSMO), thuộc Ủy ban này trước khi về Bộ Công Thương.

EVN đang cấp cho A0, gần 3 triệu USD thuộc hiệp định vay của Ngân hàng Thế giới. Đây là các khoản cho các dự án trung tâm điều độ hệ thống điện mới và hạ tầng thông tin cho thị trường phát điện cạnh tranh.

Theo đề án tách A0, các khoản vay này không chịu rủi ro tín dụng và tài sản hình thành đang thế chấp cho các cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Quản lý vốn, EVN cho biết hai khoản vay này có thể chuyển giao nghĩa vụ nợ sang cho NSMO khi có chấp thuận của Thủ tướng, theo quy định về quản lý nợ công. Tức là, công ty sau thành lập sẽ ký hợp đồng vay lại, hợp đồng thế chấp tài sản và trả nợ với cơ quan cho vay lại. Trong thời gian hoàn thiện thủ tục chuyển giao nghĩa vụ nợ, EVN tiếp tục trả nợ cho các cơ quan cho vay lại và NSMO sẽ hoàn trả lại cho tập đoàn này.

Nhưng vướng mắc hiện nay là chưa có hướng dẫn pháp lý trong trường hợp EVN tiếp tục trả nợ, duy trì nghĩa vụ hợp đồng vay lại vốn ODA cho Bộ Tài chính và xử lý nợ giữa hai doanh nghiệp.

Tập đoàn này phân tích, khi bàn giao nguyên trạng tài sản dùng vốn vay ODA thì chi phí khấu hao sẽ chuyển sang cho NSMO, EVN không còn nguồn thu để trả nợ gốc các khoản vay cho Bộ Tài chính. Vì thế, EVN đề xuất Bộ Tài chính chấp thuận kiến nghị về chuyển giao nghĩa vụ nợ cho NSMO. Trường hợp bộ không chấp nhận thì có hướng dẫn xử lý, hạch toán số dư nợ vay, nghĩa vụ trả lãi và phí vay giữa hai đơn vị.

Cán bộ kỹ thuật trực vận hành điều độ tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0). Ảnh: EVN

Cán bộ kỹ thuật trực vận hành điều độ tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0). Ảnh: EVN

Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập của Công ty Điều độ hệ thống điện quốc gia, sau khi A0 tách khỏi EVN là 776 tỷ đồng, nhưng vốn tới 2028 chưa được xác định rõ.

Sau rà soát, tính toán nhu cầu đầu tư 2024-2028 và vốn đối ứng các dự án, EVN đưa ra hai phương án về vốn điều lệ tăng thêm hàng năm của NSMO.

Phương án 1, đối ứng 30% cho các dự án khoảng 1.426 tỷ đồng, thì vốn điều lệ của NSMO là 2.202 tỷ đồng vào năm 2028.

Phương án 2, vốn điều lệ vào 2028 là 2.677 tỷ đồng, nếu vốn đối ứng cho các dự án là 40% (khoảng 1.900 tỷ).

Ở giai đoạn đầu vừa thành lập, việc huy động vốn của NSMO dự kiến khó khăn. Nên EVN kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chọn phương án 2. Nguồn bổ sung vốn điều lệ sẽ do cơ quan đại diện chủ sở hữu - Bộ Công Thương, quyết định trên cơ sở xác định vốn điều lệ hàng năm và nguồn từ quỹ đầu tư phát triển, ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, tập đoàn này cũng đề xuất bàn giao thêm tài sản, khoảng 24 tỷ đồng qua hai dự án đơn vị khác đang đầu tư, để A0 có thêm nguồn lực.

Công ty mới sau khi rời EVN sẽ có doanh thu chủ yếu từ chi phí điều độ vận hành hệ thống điện (SMO) và điều hành giao dịch thị trường điện. Hiện các cơ chế này được Bộ Công Thương xây dựng. Nhưng đây là doanh nghiệp đặc thù, hoạt động không vì lợi nhuận, nên chi phí hoạt động (gồm đầu tư phát triển) được thu từ các đơn vị trong ngành diện, và đưa vào giá điện.

"Trong giai đoạn chuyển tiếp, các chi phí điều độ, vận hành thị trường điện cần do Nhà nước quyết định và phải định mức giá cụ thể theo Luật Giá", EVN đề nghị.

Cụ thể, chi phí, giá điều độ hệ thống sẽ được đưa vào phương án giá bán lẻ điện hàng năm để thu hồi từ khách hàng dùng điện. NSMO và EVN dựa vào chi phí được duyệt, ký hợp đồng dịch vụ trong giai đoạn chuyển tiếp. Việc thanh toán chi phí điều độ hàng tháng sẽ do Bộ Công Thương ban hành.

Tập đoàn này cũng kiến nghị Bộ Công Thương tạo cơ chế cho A0 sau khi rời EVN tiếp cận các khoản vay lãi suất thấp, thời gian ân hạn và trả nợ gốc dài, để đảm bảo duy trì, phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị sản xuất.

Chẳng hạn, các dự án đầu tư của doanh nghiệp trong thời gian đầu tách khỏi EVN, cần có cơ chế đặc biệt (miễn trừ một số điều kiện vay) để vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc các ngân hàng thương mại.

Với các dự án cần vốn lớn, dự án đầu tư tới 2030, ngoài khả năng tự thu xếp của doanh nghiệp, Thủ tướng, các bộ, ngành xem xét cơ chế hỗ trợ thu xếp vốn đầu tư cho NSMO qua nguồn đầu tư công, ODA, bảo lãnh hoặc hỗ trợ cơ chế vay vốn cho các dự án đầu tư xây dựng mà NSMO thực hiện.

Liên quan kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển 5 năm (doanh thu, chi phí và lợi nhuận), EVN tính toán, mỗi năm NSMO cần 332 tỷ đồng chi phí vốn bình quân, và 379 tỷ cho các chi phí thường xuyên trong giai đoạn 2024-2028.

Ba phương án lợi nhuận định mức của công ty này được đưa ra, gồm 3%, 10% và 15%. Trong đó, lợi nhuận định mức khi doanh nghiệp này thành lập khoảng 3% trên vốn chủ sở hữu, tương ứng lợi nhuận định mức của giá bán lẻ điện bình quân hiện nay. Sau khi Luật Giá sửa đổi có hiệu lực, mức lời này sẽ được đưa vào quy định về giá điều độ, điều hành thị trường điện do Bộ Công Thương xây dựng.

A0 được thành lập năm 1994, vận hành các khâu truyền tải, phân phối điện, để đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định. Đơn vị này cũng chịu trách nhiệm vận hành các nhà máy điện; khai thác, điều tiết hồ chứa; xử lý sự cố hệ thống điện 500 kV.

Việc tách A0 khỏi EVN đã được nêu trong Quyết định tái cơ cấu ngành điện năm 2017 nhưng chưa được thực hiện. Việc chuyển đơn vị này về Bộ Công Thương được thực hiện theo yêu cầu của Thủ tướng.

Anh Minh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap