Thông tin được đưa ra trong buổi làm việc giữa UBND Bình Dương và đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh,Ưutiênvốnvaychongườimuanhàởxãhộcuộc đua cuộc thi sáng 18/10. Địa phương dự kiến cân đối ngân sách ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội 200 tỷ đồng trong năm 2023 và 200 tỷ đồng trong năm 2024 để giải ngân cho người dân vay vốn mua nhà ở xã hội.
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh này dự kiến dành khoảng 158 ha diện tích đất đầu tư để hoàn thành hơn 42.000 căn nhà ở xã hội, đáp ứng cho khoảng 163.000 người. Tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo, đặc biệt là người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp... là các đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định.
Ngân hàng Chính sách xã hội hiện có 89 điểm giao dịch cố định tại các xã, phường, thị trấn. Mức vốn vay mua nhà ở xã hội tối đa là 80% giá trị căn nhà.
Ngoài ưu tiên vốn cho vay nhà ở xã hội, UBND tỉnh giao Ngân hàng Chính sách xã hội chủ trì thực hiện thí điểm cho vay tiêu dùng đối với người có thu nhập thấp bằng vốn ngân sách địa phương trên địa bàn Thủ Dầu Một và Dĩ An. Đơn vị ưu tiên đảm bảo đủ vốn cho hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo giai đoạn 2023 - 2025.
Ngân hàng Chính sách xã hội Bình Dương đang triển khai thực hiện cho vay 11 chương trình tín dụng như Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; nước sạch và vệ sinh môi trường; hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn; giải quyết việc làm, nhà ở...
Ông Võ Văn Đức - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Bình Dương cho biết qua 9 tháng qua, tổng kế hoạch nguồn vốn tín dụng đạt trên 4.474 tỷ đồng, tăng 262 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nguồn vốn trung ương trên 2.475 tỷ đồng, chiếm 57% và vốn địa phương trên 1.899 tỷ đồng, chiếm 43% tổng nguồn vốn. Doanh số cho vay đạt 1.110 tỷ đồng với 19.072 lượt khách hàng vay vốn. Tổng dư nợ đạt 4.288 tỷ đồng với 82.651 khách hàng. Nợ xấu chiếm 0,2%, tăng 0,05% so với đầu năm.
Theo công bố, hoạt động tín dụng chính sách góp phần hỗ trợ 47.000 lượt hộ thoát nghèo; thu hút, tạo việc làm cho gần 200.000 lao động; gần 45.000 học sinh, sinh viên khó khăn được vay vốn. Nguồn vốn cũng giúp xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hơn 290.000 công trình nước sạch, vệ sinh. Gần 1.000 hộ vay vốn xây mới, sửa chữa nhà, thuê mua nhà ở xã hội,...
Đại diện ngân hàng cũng nêu một số khó khăn trong quá trình hoạt động như từ đầu năm chưa có nguồn vốn địa phương ủy để cùng với nguồn vốn trung ương thực hiện chương trình tín dụng chính sách xã hội. Nợ quá hạn có xu hướng tăng tại một số địa phương như TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An, huyện Phú Giáo...
Hoài Phương